Bảo trì, sửa chữa thang máy
BẢO TRÌ THANG MÁY
* Tại sao thiết bị thang máy cần được bảo trì?
Thang máy là thiết bị chở người cần có độ an toàn cao, phải được kiểm tra bảo dưỡng định kì để phát hiện thay thế và sửa chữa kịp thời những thiết bị khấu hao trong quá trình sử dụng, tránh được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra;
Đồng thời, việc bảo trì thang máy định kỳ sẽ làm tăng tuổi thọ thiết bị, của hệ điều khiển thang máy, giúp thang hoạt động ổn định hơn và an toàn hơn.
* Bao nhiêu lâu thì cần bảo trì thang máy?
Thang máy dù mới lắp đặt hay đã lắp đặt đã lâu đều cần bảo trì định kì 1 lần/1 tháng để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang.
* Lợi ích của việc bảo trì là gì?
Ngoài việc thang máy hoạt động ổn định, an toàn với người dùng. Thang máy được trực sự cố và sửa chữa 24/24h đảm bảo thang hoạt động xuyên suốt.
* Đơn vị bảo trì, bảo dưỡng uy tín:
Công ty TNHH Phát triển Dịch vụ và Thương mại CDE
Địa chỉ: Số 17 ngõ 156 đường Tân Triều, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 038 324 8988/ 0949 415 642
Email: thangmaycde@gmail.com
NỘI DUNG CÔNG VIỆC BẢO TRÌ HÀNG THÁNG
A. Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy
1. Điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng ngắt điện nguồn
2.Các thiết bị trong tủ điều khiển: áptômát, rơ le, quạt
3. Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị điện, cầu đấu
4. Sự hoạt động của bộ cứu hộ tự động
5. Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái của động cơ
6. Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải của động cơ
7. K/tra và đ/chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc
8. Mức dầu trong hộp giảm tốc
9. Chất lượng dầu trong hộp giảm tốc
10. Độ kín khít dầu của cổ trục
11. Tình trạng cáp thép và pu li
12. Bộ hạn chế tốc độ, cáp thép, lẫy cơ, công tắc điện
13. Nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của phòng máy
14. Mặt sàn phòng máy
15. Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm
16. Cửa ra vào và khóa cửa
B. Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin
1. Hệ thống công tắc hạn chế hành trình trên
2. Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ vơí ray
3. Liên kết ray với gối đỡ, gối đỡ với tường
4. Các bu lông lắp ở chỗ nối ray
5. Đầu treo cáp cabin đầu treo cáp đối trọng, êcu khóa cáp
6. Độ căng đồng đều của cáp tải
7. Liên kết giữa cờ dừng tầng với gá, gá với ray, dừng tầng chính xác
8. Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray cabin
9. Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray đối trọng
10. Guốc trượt trên của cabin
11. Guốc trượt trên của đối trọng
12. Các đệm cao su chống rung, lắc cabin
13. Quạt thông gió đặt trên nóc cabin
14. Đèn chiếu sáng dọc giếng thang
15. Cáp treo quả đối trọng cửa tầng của ở các tầng
16. Khóa cửa tầng ở các tầng
17. Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng
18. Tiếp điểm điện của các cửa tầng
19. Cáp điện dọc giếng thang gọn gàng
C. Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin
1. Hệ thống công tắc hạn chế hành trình dưới
2. Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray
3. Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái ở dưới cabin
4. Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải ở dưới cabin
5. K tra và đ/chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc
6. Guốc trượt dưới của cabin
7. Guốc trượt dưới của đối trọng
8. Chỗ treo và cố định cáp dẹt
9. Công tắc bộ giảm chấn, xiết lại các vít
10. Công tắc và bộ gá công tắc quá tải, xiết lại các vít
11. Công tắc điện, độ căng cáp của phanh chống rơi, xiết lại các vít
12. Công tắc,ổ cắm,đèn ở đáy giếng thang
13. Vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở đấy giếng thang
14. Vệ sinh đáy giếng thang khô ráo, sạch sẽ
D. Kiểm tra và bảo dưỡng trong ca bin
1. Đèn chiếu sáng
2. Điện thoại nội bộ
3. Chuông cứu hộ
4. Bảng điều khiển trong cabin
5. Rãnh dẫn hướng cửa cabin
6. Sensor an toàn cửa cabin
7. Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của cửa cabin
E. Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng
1. Bảng điều khiển ở các tầng
2. Rãnh dẫn hướng cửa tầng ở các tầng
3. Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng
4. Khóa cửa tầng ở các tầng
G. Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối